BV28: Đệ nhất động tâm – Bodhgaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng)

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya)

Nơi Đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo

Bồ Đề Đạo Tràng (BODHGAYA) là một trong bốn Thánh tích của Phật giáo. Đây là nơi Thái tử Tất Đạt Đa đã ngồi thiền định dưới cây Bồ đề, giác ngộ và chứng được đạo Chính đẳng chính giác. (Ba Thánh tích còn lại là vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) – nơi Đức Phật đản sinh, vườn Lộc Uyển (Sarnath) – nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên và Câu Thi Na (Kusinara) – nơi Đức Phật nhập Niết Bàn.

 

Bồ đề đạo tràng2

 

Ảnh: Bồ Đề Đạo Tràng – nơi Đức Phật thành đạ

Sau sáu năm hành tu khổ hạnh mà không đạt được giải thoát, Đức Phật, khi đó còn chưa thành đạo đã quyết định từ bỏ con đường khổ hạnh hành xác mà thực hành trung đạo. Ngài liền đi đến Giác Thành (Senani), sau khi xuống sông tắm rửa và thọ nhận bát sữa tươi cúng dường của người con gái dòng Bà la môn, Sujata, ngài liền đi tới gốc cây Bồ đề, ngồi quay mặt về hướng Đông, thiền định và thệ nguyện rằng nếu như không Giác ngộ thì sẽ không rời khỏi chỗ này. Sau bốn mươi chín ngày thiền định, vượt qua mọi sự quấy nhiễu của Ma vương, ngài đã chứng được đạo Vô thượng, giải thoát hoàn toàn, trở thành bậc Thế-tôn Thích Ca Mâu Ni Phật.

Bồ Đề Đạo Tràng ở phía nam Thành phố Gaya thuộc bang Bihar ngày nay chính là Thánh tích nơi có cây Bồ đề vi diệu mà Đức Phật đã ngồi thiền và thành đạo.

Bồ Đề Đạo Tràng được xây dựng vào khoảng 300 năm trước công nguyên, với diện tích 30,000 mét vuông, bao gồm nhiều Thánh tích Phật giáo quan trọng như Tháp Đại Giác, cây Bồ Đề, tòa Kim Cương, bảy địa điểm Đức Phật đã ngồi suy tưởng trong bảy tuần đầu sau khi thành đạo và quần thể các tòa tháp cổ.

Tháp Đại Giác nằm giữa khu đất trũng thấp hơn mặt đường khoảng mười mét vì vậy từ xa ta vẫn thấy được ngọn tháp đứng sừng sững vươn lên giữa những cây cổ thụ, tượng trưng cho sự giác ngộ của Đức Phật tại cõi đời như hoa sen trong bùn vươn lên thoát khỏi bùn nhơ. Tòa tháp này được Vua A-Dục xây dựng vào khoảng 250 năm sau khi đức Phật nhập Niết-bàn nhằm để tưởng niệm nơi thành đạo của Đức Phật Thích Ca.

 

bo_de_dao_trang8

 

Ảnh: Tháp Đại Giác

Tháp Đại giác có kiến trúc tuyệt vời theo hình kim tự tháp, dài 15 mét, rộng 15 mét, cao 52 mét, vuông bốn cạnh và nhọn dần lên đỉnh, được thiết kế một cách cân bằng và hoàn chỉnh trên mọi góc cạnh, ở bốn góc có bốn ngọn tháp nhỏ, xung quanh được trang trí nhiều loại hoa văn, trong mỗi hốc tường từ chân tháp lên đến đỉnh đều có tôn trí tượng Đức Bổn Sư và chư vị Bồ Tát, đặc biệt là hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm. Sau khi được vua A Dục xây dựng, Bảo tháp đã từng được trùng tu lại vào khoảng thế kỷ thứ 7, nhưng đến thế kỷ thứ 12, tháp lại bị quân Hồi giáo phá hủy, đến khoảng thế kỷ thứ 14, các vua Miến Điện mới cho trùng tu lại bảo tháp. Thế nhưng, sau đó, bởi thiên tai và lũ lụt, Bồ Đề Đạo Tràng đã dần rơi vào quên lãng và tháp Đại Giác dần trở nên hoang phế. Đến năm 1811, một nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh tên là Buchanan Hamilton đã phát hiện ra Bồ Đề Đạo Tràng với tháp Đại Giác trong tình trạng đổ nát. Đến năm 1875, vua Mindan Min của Miến Điện đã can thiệp và xin phép chính phủ Ấn Độ cho trùng tu lại ngôi Bảo Tháp, đưa Bảo tháp trở lại hình dạng như chúng ta vẫn thấy ngày nay. Trong tháp đặt bức tượng Phật lớn mạ vàng nằm ngay tại vị trí mà Đức Phật đã thiền định, hướng mặt về phía Đông và quay lưng lại với cây Bồ Đề. Đến nay, bức tượng này đã được khoảng 1700 tuổi.

Cây Bồ Đề (Bodhi tree) hay còn được gọi là “asvatthi” là cây biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật. Ngay từ thủa sơ khai của lịch sử, Cây Bồ Đề được người Ấn Độ vô cùng kính ngưỡng, họ coi đây là một loài cây linh thiêng, là nơi trú ngụ của các vị thần. Và sự kính ngưỡng này càng lên đến đỉnh cao khi Cây Bồ Đề được hợp nhất với sự chứng đạt vĩ đại nhất của Đức Phật, sự Giác ngộ. Sự kính thờ cây Bồ Đề không chỉ tồn tại trong dân gian mà còn được quy phạm thành luật, bất cứ ai có hành động phá hủy hay làm hư hại Thánh địa cùng với cây Bồ Đề sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm minh.

 

 

Ảnh: Cây Bồ Đề trong khuôn viên Bồ Đề Đạo Tràng

Trước đây, khi Phật còn tại thế, ngài cũng đã từng nói với A Nan rằng, cây Bồ Đề, nơi Đức Phật giác ngộ chính là một trong bốn Thánh địa mà Phật tử cần phải đến chiêm ngưỡng và lễ lạy. Từ đó, cây Bồ Đề trở thành một trong những đối thể thiêng liêng được thờ phụng như Đức Phật. Sau khi Đức Phật nhập diệt, vua A Dục đã hết lòng cung kính bảo vệ cây Bồ Đề. Đức vua đã sai con gái mình mang một nhánh chiết của cây Bồ Đề sang trồng tại thành phố cổ Anuradhapura của Tích Lan (Sri Lanka), và nhánh cây đó đã phát triển một cách xanh tốt, tồn tại khỏe mạnh cho đến ngày nay. Cây Bồ Đề chính gốc mà Đức Phật đã ngồi thiền định tại Bồ Đề Đạo Tràng đã bị phá hủy vào năm 1874. Thế nhưng, sau khi bị phá hủy, một nhánh cây con mới mọc lên ngay tại gốc Bồ Đề cũ và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay. Tính đến nay, gốc cây này đã được hơn 130 tuổi.

Các nhà sư ngồi thiền định dưới cây Bồ Đề
Ảnh: Các sư tăng ngồi thiền định dưới gốc Bồ Đề

Xung quanh Đại tháp có bảy vị trí nơi Đức Phật đã ngồi suy tưởng Chánh Pháp trong bảy tuần đầu tiên sau khi giác ngộ, chuẩn bị cho con đường hoành pháp của mình. Tuần đầu tiên sau khi Giác ngộ, ngài vẫn ngồi tọa định ở vị trí cũ, thọ hưởng cái tĩnh tịnh an lạc của sự giải thoát. Tuần thứ hai, ngài kinh hành dưới cội cây Bồ Đề, quãng đường đi của Ngài nằm ở phía Bắc của tháp Đại Giác, mỗi bước chân ngài đi đều được nâng đỡ bằng đài hoa sen. Tuần thứ ba, Đức Phật đi tới tháp Animesalocana, nhìn về cây Bồ Đề, bày tỏ lòng biết ơn cội cây đã che chở cho ngài. Tuần thứ tư, ngài tới ngôi đền nhỏ Ratanaghara và ngồi thiền định tại đó. Tuần thứ năm, Đức Phật đi tới và thiền định dưới cây Ni-Câu-Đà (Ajapala Nigrodha), nơi nàng Sujata đã dâng cúng sữa tươi cho ngài. Tuần thứ sáu, Đức Phật tới bên bờ hồ Muchilinda nằm ở hướng nam của tháp Đại Giác. Khi đó trời mưa to, rắn chúa Muchilinda đã nổi lên và lấy thân che chở cho ngài. Tuần lễ cuối cùng, tuần thứ bảy, Đức Phật đã ngồi dưới tàng cây Rajyatana. Sau bảy tuần suy nghĩ, Đức Phật đã rời khỏi Bồ Đề Đạo Tràng, đi tới vườn Lộc Uyển để chuyển pháp luân lần đầu tiên.

 

Quần thể kiến trúc đền Mahabodhi (Bảo Tháp Đại Giác) là Thánh tích Phật giáo quan trọng nằm trong khuôn viên Bồ Đề Đạo Tràng – một trong bốn địa điểm liên quan đến cuộc đời của Đức Phật.

Bảo Tháp Đại Giác nằm giữa khu đất trũng thấp hơn mặt đường khoảng mười mét vì vậy từ xa ta vẫn thấy được ngọn tháp đứng sừng sững vươn lên giữa những cây cổ thụ, tượng trưng cho sự giác ngộ của Đức Phật tại cõi đời như hoa sen trong bùn vươn lên thoát khỏi bùn nhơ. Tòa tháp này được Vua A-Dục xây dựng vào khoảng 250 năm sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn nhằm để tưởng niệm nơi thành đạo của Đức Phật Thích Ca.

 

gaya inside

 

Tương truyền rằng, vào khoảng năm 530, Siddhartha Gautama, vị vương tử trẻ tuổi của Ấn Độ, nhận thấy được sự đau khổ của dân gian và Bốn kết thúc chúng. Ông đi khắp nơi để tìm cách giải cứu. Khi đến bên bờ sông Falgu (gần thị trấn Gaya), ông ngồi thiền dưới gốíc cây bồ đề thỉnh cầu ước vọng. Sau 3 ngày 3 đêm, ông đã thấu hiểu và đạt được giác ngộ. Đền Mahabodhi được xây dựng để đánh dấu nơi này.

 

 

Điểm đặc biệt trong quần thể đền Mahabodhi là một cây Bồ đề đã hơn 130 năm tuổi. Đây là cây hậu duệ của cây Bồ đề đầu tiên mà Đức Phật đã thành đạo. Cây Bồ đề này được con gái của Hoàn Đế Ashoka mang về từ Sri Lanka. Dưới gốc cây có một miếng sa thạch được gọi là “VaJirasana’ đó là nơi Đức Phật đã từng ngồi. Ước tính hiện nay mỗi ngày có gần 1.000 khách hành hương từ mọi miền đất nước, quốc gia và lãnh thổ đến viếng thăm, hành lễ, tụng kinh, ngồi thiền xung quan gốc cây Bồ đề này.

 

gaya

 

Nổi bật trong kiến trúc của đền Mahabodhi là bảo tháp hình chóp cao 55 mét và được bao bọc xung quanh bởi 4 tháp nhỏ với cấu trúc tương tự Tháp nhọn, phía trên thờ xá lợi của Đức Phật, còn phần phía dưới là chính điện gọi là Tháp Mahabodhi. Nó nằm ở phía đông của gốc cây Bồ đề. Tường của tháp được xây dựng bằng gạch xanh trộn với vôi và những khung tron hốc tường để thờ các tượng Phật bằng vàng. Cột, cửa chính, và cửa sổ được trang trí với vàng và bạc trộn lẫn với xà cừ và ngọc quý.

 

Còn tượng Phật Quan Thế Âm và Đức Phật Di Lặc đặt trong hốc tường bên trái và bên phải cửa bên ngoài chánh điện. Bên trong điện thờ mộ tượng lớn của Đức Phật Thích Ca trong tư thế chạm đất với cánh tay phả’ Xung quanh Tháp Mahabodhi có bảy nơi linh thiêng theo đó Đức Phật đã trải qua bảy tuần yên tĩnh để hưởng thọ sự chứng ngộ của Ngài.