BV07: CỬU HOA SƠN – LINH SƠN NỞ HOA SEN CHÍN CÁNH

Nằm ở bờ Nam hạ du sông Trường Giang, thuộc thành phố Trì Châu, tỉnh An Huy (Trung Quốc), Cửu Hoa Sơn là một trong Tứ đại Phật giáo Danh sơn nổi tiếng vì có phong cảnh đẹp và những ngôi chùa cổ. Nơi đây là trú xứ của Bồ tát Địa Tạng là một trong những danh sơn được thi sĩ Lý Bạch đời Đường hết lời ca ngợi:

“Diệu hữu phân nhị khí/ Linh sơn khai Cửu Hoa”. Nghĩa là: “Diệu hữu phân trời đất/ Linh Sơn nở chín hoa”.

Cửu Hoa Sơn là một trong những khu thắng cảnh du lịch trọng điểm quốc gia đầu tiên của Trung Quốc, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Kết quả hình ảnh cho cửu hoa sơn

Tổng diện tích của khu phong cảnh ở núi Cửu Sơn là 120km2. Diện tích bảo vệ là 174km2. Cùng với các ngọn núi Ngũ Đài Sơn thuộc tỉnh Sơn Tây, Nga Mi Sơn thuộc tỉnh Tứ Xuyên và Phổ Đà Sơn thuộc tỉnh Triết Giang, Cửu Hoa Sơn là một trong bốn ngọn núi linh thiêng của Đạo Phật ở Trung Quốc, thường được nhắc đến với cái tên “Tứ Đại Phật giáo Danh sơn.”

Kết quả hình ảnh cho Nhục Thân Bảo điện địa tạng

Vào năm Khai Nguyên nhà Đường (730), có một vị hoàng tử nước Tân La (Hàn Quốc ngày nay), tên là Kim Kiều Giác, xuất gia từ nhỏ. Vì nghe danh của ngài Huyền Trang nên Kim Kiều Giác quyết định đến Trung Quốc vào thời Đường Huyền Tông, lên Cửu Hoa sơn tu hành, sau đó xây chùa thu nạp nhiều tín đồ, biến Cửu Hoa Sơn thành một thắng địa Phật giáo cực thịnh đương thời. Sau 75 năm khổ luyện tu hành, Đến năm ngài 99 tuổi, biết thời khắc đã đến, thuận thế vô thường, ngài bảo thị giả đến dặn dò ân cần rồi an nhiên ngồi nhập tịch. Ba năm sau, đệ tử mở nắp chum ra để an táng, thấy da thịt vẫn còn nguyên, sắc diện như khi còn sống, khi nhấc ra thì các khớp xương dao động thành tiếng lách cách. Phật giáo bảo đó là Bồ Tát truyền thế bèn đem thi thể đặt vào trong tháp, gọi tháp là Địa Tạng Nhục Thân tháp.

Kết quả hình ảnh cho Nhục Thân Bảo điện địa tạng

Đệ tử bèn xây Nhục Thân Bảo Điện để tôn trí thờ nhục thân của ngài. Người ta tin rằng chính ngài Kim Kiều Giác là hóa thân của Bồ Tát Địa Tạng, do vậy Cửu Hoa Sơn được xem là đạo tràng của Đức Địa Tạng. Cũng chính tại đây, ngài Kim Kiều Giác đã hóa độ cho cha con của ngài Mẫn Công và Đạo Minh qua truyền thuyết về việc ngài Kim Bồ Tát xin đất xây chùa bằng tấm y cà sa nổi tiếng mầu nhiệm khắp vùng. Ngoài ra nơi đây còn lưu lại nhục thân của Thiền sư Vô Hà tại Bách Tuế Cung, người đã dùng kim chích máu nơi lưỡi để viết bộ kinh Hoa Nghiêm trong vòng 38 năm; nhục thân của Ni sư Nhân Nghĩa, vị nữ Bồ tát duy nhất để lại nhục thân ở Trung Quốc… Tất cả những nhục thân lưu lại nơi đây đều là những bài học lịch sử thiêng liêng sống động, minh chứng cho quá trình tu tập và đại nguyện độ tận chúng sanh của bậc Bồ tát năm xưa.

Nhục Thân tháp còn gọi là Nhục Thân Bảo điện, tọa lạc tại đỉnh Thần Quang trên Cửu Hoa sơn. Cứ ngày rằm và 30/7 (tương truyền là ngày sinh và ngày đắc đạo của Địa Tạng) tín đồ Phật giáo lại đến triều kiến Nhục Thân tháp rất đông.

 

Cửu Hoa Sơn hiện có 99 ngôi chùa, gần 1.000 tăng ni, hơn 10.000 pho tượng Phật và hơn 2.000 loại văn vật lịch sử quý hiếm. Ngoài gia, từ thời nhà Đường đến nay, ở đây còn có 15 pho tượng Nhục Thân (tượng sống), nhưng hiện chỉ có năm pho là có thể để cho du khách thập phương đến chiêm bái.

Với Địa Tạng Bồ tát, Cao Sơn Huyền Tự, Địa Cung Thần Bí và Bí ẩn Nhục Thân… đã tạo nên văn hóa Phật giáo độc đáo của Cửu Hoa Sơn.

Phong cảnh Danh sơn

Cửu Hoa Sơn ngoài khu vực thánh địa của Phật giáo, còn là vùng núi non có phong cảnh hữu tình. Núi non nơi đây hùng vĩ, tráng lệ, nguy nga, các loại núi đá có hình thù kỳ dị lung linh hòa vào màu xanh của rừng tùng bạt ngạt, bên cạnh đó còn được tô điểm bởi màu trắng xóa của những dòng suối.

Những dòng suối từ khe núi đổ xuống như những dải khói sương mờ đan quyện lẫn nhau tạo nên những điều kỳ thú. Từ xưa đến nay, các đời danh sỹ, văn nhân đều dừng chân tại núi Cửu Hoa để viết chữ, vẽ tranh, lưu dấu…

Ngoài ra, đến đây du khách còn có cơ hội thưởng ngoạn những kỳ quan thiên nhiên như biển mây, Mặt Trời mọc, sương mù và phật quang… Vì thế, nơi đây còn được biết đến với những cái tên như “Liên Hoa Phật Quốc,” “Tú Giáp Giang Nam”…

Kết quả hình ảnh cho 九华山 

Sinh thái Danh sơn

Nơi đây khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ tươi tốt, môi trường sinh thái thoáng khí trong lành, tỷ lệ bao phủ rừng đạt trên 90%. Thiên nhiên cũng cực kỳ ưu đãi cho Cửu Hoa Sơn, khi các dược liệu quý, hơn 1.460 chủng loại thực vât, kỳ trân dị thảo được tìm thấy ở nơi này. Ngoài ra, nơi đây còn là nơi cư trú của 216 loại động vật hoang dã quý hiếm.

Sự đa dạng và hoàn chỉnh của môi trường sinh thái đã tạo nên phong cảnh Cửu Hoa Sơn bốn mùa khác nhau rất rõ nét, đẹp đến mê hồn.

Với những điều kiện tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng, vẻ đẹp trời phú cũng như là một trong những Thánh địa Phật giáo của Trung Quốc, Cửu Hoa Sơn có thể nói là nơi người và Phật cùng chung sống, là thiên đường để du khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn, tu thân dưỡng tính, là thánh địa để phật tử và du khách bốn phương đến cầu nguyện cho một tương lai tốt đẹp và hạnh phúc hơn.